Friday, 03/05/2024 - 11:58|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Tân Lập

Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch COVID-19

     Ngày nay, cuộc sống của chúng ta đang ngày càng hiện đại, ngành y tế cũng đã, đang và ngày càng phát triển, bởi vậy, chất lượng cuộc sống của chúng ta đang ngày càng tốt đẹp hơn. Tuy nhiều loại bệnh đã  có phương pháp chữa trị tận gốc, nhưng HIV/AIDS vẫn đang là bài toán khó đối với nền y tế nước nhà cũng như nền y học thế giới.

      Mặc dù đã có những giải pháp hiện đại được áp dụng trong công cuộc cứu chữa những bệnh nhân HIV/AIDS , nhưng căn bệnh này vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều số phận. Đặc biệt vào thời điểm dịch Covid đang diễn ra với nhiều diễn biến phức tạp thì những khó khăn trong việc phòng chống HIV/AIDS ngày càng trở nên khó khăn hơn.

     Nắm bắt được những khó khăn đó, Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm phát động trong cả nước phong trào “Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch COVID-19”. Đây là chủ đề của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021 .

         Tháng Hành động đã trở thành sự kiện quan trọng hàng năm nhằm mục đích tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác phòng, chống HIV/AIDS nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 để tiếp tục tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.  Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đảm bảo mọi người được tiếp cận các dịch vụ thiết yếu trong dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS một cách liên tục, đặc biệt là các dịch vụ điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc ARV và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. 

         Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn ra rất phức tạp, dịch Covid-19 cũng đã và đang có những tác động to lớn đến mọi mặt đời sống xã hội trên thế giới cũng như Việt Nam bao gồm cả chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Theo báo cáo của các địa phương, dịch HIV/AIDS trong 9 tháng đầu năm 2021 tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng so với 9 tháng đầu năm 2020 tại nhiều địa phương. Đường lây truyền HIV cũng có sự thay đổi, nhiễm HIV tăng nhanh trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM).

         Như chúng ta đã biết HIV là tên của loại vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, và AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIV, khi cơ thể mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội do vi rút HIV gây ra hay còn gọi là bệnh AIDS. Đến nay vi rút HIV và bệnh AIDS chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên người đã nhiễm HIV phải sống chung với vi rút suốt đời. Hằng ngày phải sử dụng thuốc ARV để ức chế sự phát triển của vi rút, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội do vi rút HIV gây ra và cải thiện chất lượng cuộc sống.

      Thông thường người nhiễm vi rút HIV có sức đề kháng thấp hơn so với người bình thường, chính vi vậy mà nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cũng sẽ cao hơn so với những người khác. Nên bản thân người nhiễm HIV cần phải cảnh giác cao hơn so với người bình thường để chủ động đề phòng dịch bệnh COVID-19 cho bản thân mình và phòng lây nhiễm HIV cho những người xung quanh.

      Tình trạng nhiễm HIV được phát hiện càng muộn thì nguy cơ lây nhiễm HIV cho người khác sẽ càng cao hơn. Trong khi đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, việc hạn chế đến những nơi công cộng, đông người đã làm cản trở người dân đến các cơ sở y tế, với mong muốn thực hiện xét nghiệm HIV để sớm biết được tình trạng nhiễm HIV của mình. Ngoài ra cũng có thể làm gián đoạn các hoạt động can thiệp giảm tác hại đối với người nhiễm HIV, không những khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yết, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội mà còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi rút HIV cho người khác.

 

         HIV mặc dù nguy hiểm xong mỗi người chúng ta đều có thể tự phòng tránh được cho mình từ các đường lây truyền của vi rút HIV. Vi rút HIV lây truyền từ người này sang người khác qua 3 con đường là: đường máu, đường quan hệ tình dục không an toàn và đường lây từ mẹ sang con. Từ 3 con đường này các chuyên gia về y tế đã chỉ ra biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV cụ thể như sau:

       Đối với đường máu thì không dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ dùng thuốc hoặc các vật sắc nhọn để xuyên chính qua da;

       Đối với đường tính dục không an toàn thì thực hiện chung thủy một vợ một chồng, sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục và thực hiện hành vi tình dục an toàn;

     Đối với đường lây truyền mẹ sang con, người phụ nữ trước khi mang thai cần thực hiện xét nghiệm HIV. Khi đã nhiễm HIV mà muốn sinh con thì người phụ nữ cần sử dụng thuốc điều trị từ trước khi mang thai và thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong quá trình mang thai, sinh con và cho con bú để giảm tối đa tình trạng lây nhiễm HIV cho con từ người mẹ.

            Hiện nay đại dịch HIV/AIDS đang lan tràn mạnh mẽ ở khắp các vùng miền. Đại dịch HIV/AIDS không những gây ra hậu quả to lớn về mặt kinh tế, xã hội đối với các quốc gia ở khắp các châu lục địa, mà còn để lại bao nỗi bất hạnh cho bản thân người nhiễm HIV/AIDS, gia đình và người thân của họ. Phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội, từng gia đình và mỗi cá nhân. Hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh HIV/AIDS. Biết cách tự phòng cho mình và cho cộng đồng cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết về HIV/AIDS – điều này được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS hiện nay.

Tác giả: Trường THCS Tân Lập
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 7
Hôm qua : 25
Tháng 05 : 45
Năm 2024 : 3.006